Y tế học đường - Bài tuyên truyền tháng 4

13/04/2024

Trường TH Nguyễn Trung Trực

    Tuyên truyền

MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP

KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA XUÂN SANG HÈ

Khi thời tiết chuyển từ mùa xuân sang mùa hè tạo ra sự thay đổi lớn về môi trường, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… gây ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh. Phòng Y tế trường tiểu học Nguyễn Trung Trực khuyến cáo, các bậc cha mẹ học sinh, nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh một số bệnh thường gặp:

1. Dị ứng thời tiết

a. Nguyên nhân: Trong không khí phấn hoa phát tán khá nhiều, thời tiết nóng lạnh thất thường, nồm ẩm hoặc cơ thể tiếp xúc với loại thức ăn hoặc chất hay gây dị ứng,.

b. Triệu chứng:

- Viêm da: Xuất hiện đỏ mẩn ngứa mụn ngoài da, giác ngứa ngáy khó chịu.

- Viêm mũi dị ứng: gây ngứa mũi, hắt xì hơi, chảy nước mũi liên tục, nghẹt mũi rất khó chịu.

c. Cách phòng bệnh:

Đeo khẩu trang khi ra ngoài, vệ sinh mũi thường xuyên; hạn chế đến các vườn hoa và nên tránh sử dụng các thức ăn hoặc thuốc đã từng gây dị ứng.

2.Thủy đậu:

a. Nguyên nhân: Bệnh lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc với dịch tiết mũi họng của người mang bệnh qua con đường nói chuyện, ho, hắt hơi, hoặc các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

b.Triệu chứng:

*Thời kỳ khởi phát: Có biểu hiện ban đầu là chảy nước mũi, đau mình mẩy nổi các mụn nước trên da và niêm mạc, mệt mỏi ăn kém, sốt cao. Thủy đậu có tốc độ lây lan nhanh, truyền nhiễm trực tiếp từ người sang người và có thể bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát kịp thời.

*Thời kỳ toàn phát: Nốt hồng ban bắt đầu xuất hiện. lúc đầu là các nốt sẩn đỏ, vài giờ sau ban phát triển thành nốt phỏng rải rác khắp thân mình, phỏng nước xuất hiện đầu tiên trên mặt, ngực và lưng sau đó lan khắp cơ thể. Sau khoảng 24 - 48 giờ, các nốt ban sẽ ngả sang màu vàng và vỡ ra.

* Thời kỳ lui bệnh: Nốt thủy đậu kéo dài khoảng 2-3 ngày rồi khô lại, đóng vảy bong sau khoảng một tuần lễ, thường lành không để lại sẹo (trường hợp bị bội nhiễm vi khuẩn thì sẽ để lại sẹo). Nhưng nếu không biết chăm sóc đúng cách bệnh có thể trở nên nhiễm trùng gây nên những biến chứng nguy hiểm.

c. Cách phòng bệnh: Bệnh thủy đậu chưa có thuốc đặc trị, có thể phòng bằng cách tiêm phòng.

Người bị bệnh thủy đậu cần phải được cách ly cho đến khi các mụn nước khô hoàn toàn ở trong một phòng riêng, có cửa sổ, thoáng mát, có đủ ánh nắng mặt trời và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

3. Bệnh Zona thần kinh

a. Nguyên nhân: Zona là căn bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus thủy đậu, thuộc họ Herpes gây ra.

Bệnh zona khởi phát khi loại virus trên lan ra các đầu dây thần kinh, tấn công làm tổn thương niêm mạc, da. Đó là lý do zona thần kinh là bệnh da liễu nhưng lại gây ra ảnh hưởng tới thần kinh.

b.Triệu chứng: Khi bị bệnh sẽ nổi ban đỏ, biến thành mụn nước và tập trung theo từng đám như chùm nho. Ở giai đoạn đầu, các mụn nước căng lên và có dịch trong. Sau vài ngày sẽ chuyển màu đục dần rồi hóa mủ. Cuối cùng, chúng bị vỡ, hình thành nên các vảy và bong dần sau khi khô, để lại sẹo lấm tấm trên da. Người bệnh zona thần kinh đau kiểu bỏng rát, kể cả sau khi da đã lành thì cảm giác đau vẫn có thể kéo dài khá lâu.

Trường hợp đau nhiều, kéo dài và gây mất ngủ cần phải có chỉ định của bác sĩ.

c. Để phòng bệnh :

Tiêm vắc xin ngừa thủy đậu giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh. Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, uống các Vitamin để giúp cơ thể tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng.

Khi đã bị bệnh người bệnh cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, hạn chế chà sát mạnh lên vùng da bị bệnh và cần tới khám bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát các biến chứng.

4. Bệnh Sởi: Sởi lây truyền rất nhanh qua đường hô hấp, dễ tấn công người chưa có miễn dịch, đặc biệt là trẻ em tiêm phòng không đầy đủ.

a.Triệu chứng: Trẻ bị bệnh nổi các nốt đỏ thành từng mảng dày ở sau tai, mặt rồi lan xuống cổ và ngực kèm theo sốt cao, ho dai dẳng hoặc mắt đỏ. Các triệu chứng của sởi rất dễ nhầm với biểu hiện của rôm sảy, dị ứng, thủy đậu, rubella… Chính sự nhầm lẫn này dẫn đến cách phòng lây nhiễm, điều trị không đúng, làm cho bệnh sởi của trẻ tiến triển sang thể nặng, đồng thời dễ làm bệnh lan rộng thành dịch.

b.Cách phòng:

Cách phòng tránh bệnh sởi hiệu quả nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh. Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu của sởi như sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban… phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng nặng của sởi.

5. Bệnh sốt xuất huyết:

a. Nguyên nhân: Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.

b. Triệu chứng: Sốt cao đột ngột 39- 40oC liên tục trong 3-4 ngày liền. Xuất huyết thường ở nhiều dạng, trên mặt da có những chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm. Chảy máu cam, chảy máu chân răng. Nôn hoặc đi ngoài ra máu (nước nôn có màu nâu, phân như màu bã cà phê hoặc đỏ tươi). Đau bụng có khi mệt, li bì hoặc vật vã; Chân tay lạnh; Tiểu ít; hoặc đi ngoài ra máu.

Nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước mát hoặc nước trái cây để giải nhiệt, ăn những thức dễ tiêu. Sau 3-4 ngày, không có dấu hiệu bệnh khỏi cần đến ngay cơ sở y tế.

c. Cách phòng bệnh:

Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn để diệt lăng quăng/bọ gậy, thu gom hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, … dọn vệ sinh môi trường.

Phòng chống muỗi đốt như mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn, diệt muỗi, người bị bệnh sốt xuất huyết nên nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây bệnh cho người khác.

6. Viêm kết mạc:

a. Nguyên nhân: Mùa xuân hoa nở nhiều, phấn hoa phát tán, bụi rơi vào mắt người có thể trạng dị ứng thì sẽ gây bệnh

b. Triệu chứng: thường gặp đỏ cả hai mắt, chảy nước mắt, ngứa mắt, sợ ánh sáng. Thời tiết càng ẩm, không khí ô nhiễm thì bệnh dễ găp.

c. Cách phòng bệnh: Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường bổ sung các vitamin, chất khoáng hằng ngày. Vệ sinh bàn tay, nhỏ thuốc mũi, mắt natriclorua 10%. Súc miệng họng nước muổi 9%.

7. Rối loạn tiêu hóa:

a. Nguyên nhân: Các loại Virus này trong không khí và khi xâm nhập vào cơ thể khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng tiêu hóa.

b. Triệu chứng: Biểu hiện đau bụng, đầy bụng, sôi bụng. Tiêu chảy nhiều lần, lúc đầu phân lỏng, sau nhiều nước. Buồn nôn, Nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau chỉ nôn ra nước trong hoặc màu vàng nhạt;

Người mệt, có thể bị chuột rút, biểu hiện tình trạng mất nước từ nhẹ đến nặng như: khát nước, da khô, nhăn nheo, hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ, có khi không đo được huyết áp, tiểu tiện ít hoặc vô niệu.

c. Cách phòng bệnh: Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng. Bổ sung các sản phẩm hỗ trợ có chứa các vi khoáng chất vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Bảo đảm vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh.

Trên đây là một số bệnh thường găp trong khi thời tiết thay đổi. đề nghị các bậc phụ huynh học sinh có lưu ý bảo vệ sức khỏe của con em mình./.

Hình ảnh Bệnh Rona thần kinh:

Zona thần kinh là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị zona thần kinh hiệu quả 1

Hình ảnh bệnh Sởi:
Những bệnh thường gặp trong mùa hè và cách phòng tránh

Hinh ảnh bệnh Thuỷ Đậu:

Những bệnh thường gặp trong mùa hè và cách phòng tránh

Y tế nhà trường
Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 0/5 trong 0 đánh giá
Chia sẻ: